Về tiến độ triển khai gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở, tính đến ngày 15/10/2014, đã có 8.900 khách hàng được vay với tổng số tiền cam kết cho vay là 7.164 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng 10/2014 tháng đạt 7,85% và dự kiến cuối năm 2014 sẽ đạt kế hoạch 12%.Tiến độ giải ngân gói 30 nghìn tỷ đang tiếp tục tăng mạnh.
Trả lời các thắc mắc của người dân về tiến độ giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng trong Tọa đàm trực tuyến: “Bất động sản 2015 – “Nóng” với gói hỗ trợ Chính phủ” do báo Infonet tổ chức chiều nay 15/1, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HOREA) đã bày tỏ quan điểm khá rõ ràng.
Mục tiêu của gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng là nhằm giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu trên thị trường bất động sản và hỗ trợ người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở, chứ không hề có mục tiêu giải cứu các “đại gia” bất động sản và trên thực tế nhiều “đại gia” bất động sản không thật sự có năng lực như phô trương đã bị sàng lọc ra khỏi thị trường.
“Nếu việc giải ngân gói 30.000 tỷ này nhanh hơn và đặc biệt là tập trung cho người mua nhà vay thì đã tạo được tác động rất lớn, rất hiệu quả cho thị trường.
Ông Lê Hoàng Châu khẳng định đúng là gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng có thời hạn giải ngân đến hết ngày 1/6/2016.
“Hiệp hội chúng tôi đã kiến nghị kéo dài thời hạn giải ngân gói tín dụng đến năm 2018 nhưng chưa được chấp thuận”, ông Châu bày tỏ.
Tuy nhiên, năm 2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định 188 về phát triển nhà ở xã hội và Quốc hội vừa thông qua Luật nhà ở (sửa đổi) có chương về phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị. Trong đó có đề cập đến nguồn vốn để phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ người mua nhà.
HOREA đảm bảo sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ và các bộ khi ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện sẽ cụ thể hóa chính sách tài chính hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội, và người thu nhập thấp đô thị khi mua nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ.
Hiện nay, tại TP.HCM có những doanh nghiệp như công ty Lê Thành, Hưng Thịnh, Phúc Khang, Hưng Ngân, Nam Long, An Gia, C.T… đang triển khai đầu tư các dự án căn hộ vừa và nhỏ với giá bán, giá cho thuê hợp túi tiền của đông đảo người thu nhập thấp.
Về việc ổn định lãi suất gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM nhận định, sự ổn định của thị trường tiền tệ và lãi suất như hiện nay là kết quả của chính sách và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương trong suốt thời gian qua.
Đó là sự hội tụ nhiều giải pháp điều hành của Ngân hàng Trung ương như: Ổn định tỷ giá, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, thực hiện trần lãi suất cho vay đối với 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên… đã tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
“Lãi suất sẽ tiếp tục ổn định và diễn biến tích cực để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế”, ông Minh khẳng định
Ngoài ra, ông Minh còn cho biết ngoài 5 ngân hàng thương mại nhà nước đang cho vay chương trình này sẽ có 10 ngân hàng khác cũng tham gia vào chương trình hỗ trợ này: Eximbank, Bảo Việt, Saigonbank, PVCombank, TienphongBank, OCB, VPBank, Seabank, NamABank và SHB.
Theo đó, các ngân hàng khác muốn tham gia cho vay gói 30.000 tỷ theo quy định sẽ đăng ký với Ngân hàng nhà nước. Như vậy, khi có thông tin chấp thuận cho phép các ngân hàng được tham gia cho vay, thì các ngân hàng này có thể tiến hành thực hiện ngay việc cho vay gói 30.000 tỷ.
Trả lời các thắc mắc của người dân về tiến độ giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng trong Tọa đàm trực tuyến: “Bất động sản 2015 – “Nóng” với gói hỗ trợ Chính phủ” do báo Infonet tổ chức chiều nay 15/1, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HOREA) đã bày tỏ quan điểm khá rõ ràng.
Mục tiêu của gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng là nhằm giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu trên thị trường bất động sản và hỗ trợ người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở, chứ không hề có mục tiêu giải cứu các “đại gia” bất động sản và trên thực tế nhiều “đại gia” bất động sản không thật sự có năng lực như phô trương đã bị sàng lọc ra khỏi thị trường.
“Nếu việc giải ngân gói 30.000 tỷ này nhanh hơn và đặc biệt là tập trung cho người mua nhà vay thì đã tạo được tác động rất lớn, rất hiệu quả cho thị trường.
Ông Lê Hoàng Châu khẳng định đúng là gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng có thời hạn giải ngân đến hết ngày 1/6/2016.
“Hiệp hội chúng tôi đã kiến nghị kéo dài thời hạn giải ngân gói tín dụng đến năm 2018 nhưng chưa được chấp thuận”, ông Châu bày tỏ.
Tuy nhiên, năm 2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định 188 về phát triển nhà ở xã hội và Quốc hội vừa thông qua Luật nhà ở (sửa đổi) có chương về phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị. Trong đó có đề cập đến nguồn vốn để phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ người mua nhà.
HOREA đảm bảo sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ và các bộ khi ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện sẽ cụ thể hóa chính sách tài chính hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội, và người thu nhập thấp đô thị khi mua nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ.
Hiện nay, tại TP.HCM có những doanh nghiệp như công ty Lê Thành, Hưng Thịnh, Phúc Khang, Hưng Ngân, Nam Long, An Gia, C.T… đang triển khai đầu tư các dự án căn hộ vừa và nhỏ với giá bán, giá cho thuê hợp túi tiền của đông đảo người thu nhập thấp.
Về việc ổn định lãi suất gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM nhận định, sự ổn định của thị trường tiền tệ và lãi suất như hiện nay là kết quả của chính sách và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương trong suốt thời gian qua.
Đó là sự hội tụ nhiều giải pháp điều hành của Ngân hàng Trung ương như: Ổn định tỷ giá, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, thực hiện trần lãi suất cho vay đối với 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên… đã tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
“Lãi suất sẽ tiếp tục ổn định và diễn biến tích cực để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế”, ông Minh khẳng định
Ngoài ra, ông Minh còn cho biết ngoài 5 ngân hàng thương mại nhà nước đang cho vay chương trình này sẽ có 10 ngân hàng khác cũng tham gia vào chương trình hỗ trợ này: Eximbank, Bảo Việt, Saigonbank, PVCombank, TienphongBank, OCB, VPBank, Seabank, NamABank và SHB.
Theo đó, các ngân hàng khác muốn tham gia cho vay gói 30.000 tỷ theo quy định sẽ đăng ký với Ngân hàng nhà nước. Như vậy, khi có thông tin chấp thuận cho phép các ngân hàng được tham gia cho vay, thì các ngân hàng này có thể tiến hành thực hiện ngay việc cho vay gói 30.000 tỷ.