Vừa qua, tại một hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo Chính phủ về gói tín dụng hỗ trợ 50.000 tỷ đồng cho phân khúc nhà ở thương mại ổn định trong vòng 10 năm với lãi suất 7%/năm.
Tin này đã được giới BĐS vui mừng đón nhận bởi điều đó sẽ tác động tích cực tới thị trường BĐS. Nhưng không ít chuyên gia nhận định, đây là một đề xuất “khó hiểu”.Được biết, gói 30.000 tỷ đồng trước đó cũng được giới BĐS kỳ vọng sẽ tạo ra một cú huých lớn cho thị trường. Nhưng thực tế sau hơn 1 năm thực hiện gói tín dụng này vẫn không mang tới kết quả như dự kiến. Các ảnh hưởng của nó thực sự chỉ tới sau khi điều kiện cho vay được mở rộng cả về đối tượng người mua nhà lẫn dự án. Theo đó, nhiều dự án “ăn theo” bằng cách quảng cáo liên tục về việc mua nhà sẽ được vay gói lãi suất thấp này. Gói 30.000 tỷ đồng đã làm cho nhiều dự án hồi sinh nhờ sự phục hồi của thị trường BĐS.
Tuy nhiên, cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh gói 30.000 tỷ đồng. Chủ thể nào được lợi thì đã quá rõ rồi, còn ai là người phải chịu thiệt khi doanh nghiệp, người mua nhà vay tiền với lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường? Vì nó không gây “thiệt hại” rõ ràng cho bất kỳ ai nên không phải ai cũng có thể trả lời tường tận câu hỏi này.
Tuy nhiên, cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh gói 30.000 tỷ đồng. Chủ thể nào được lợi thì đã quá rõ rồi, còn ai là người phải chịu thiệt khi doanh nghiệp, người mua nhà vay tiền với lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường? Vì nó không gây “thiệt hại” rõ ràng cho bất kỳ ai nên không phải ai cũng có thể trả lời tường tận câu hỏi này.
Mới được công bố, gói 50.000 tỷ đồng vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng (ảnh minh họa) |
Thông tư 11/2013/TT-NHNN cho thấy, sau khi ngân hàng giải ngân theo chương trình gói 30.000 tỷ đồng, khách hàng dùng hồ sơ tín dụng này tới NHNN để nhận tái cấp vốn có lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay khoảng 1,5%/năm. Có thể thấy, nguồn tiền mà ngân hàng cho vay rõ ràng không phải là tiền ngân hàng đã huy động từ nền kinh tế mà chính là tiền của NHNN. Thực tế có thể xem đó là số tiền in mới, đồng nghĩa với cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng lên. Theo lý thuyết, việc in tiền này sẽ ảnh hưởng tới lạm phát. Đặc biệt, đây là một loại thuế vô hình đánh vào nhân dân. Theo đó, đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất là những người được hưởng thu nhập cố định và người giữ tiền mặt.Đối với gói 50.000 tỷ đồng mới được Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam công bố, có thể nhận thấy, nó cũng tương tự như gói 30.000 về mặt nào đó. Cho vay trong vòng 10 năm đầu với lãi suất 7% và sản phẩm trong gói tín dụng này là nhà ở thương mại. Hiện nay, đối tượng vay vẫn chưa rõ cụ thể thành phần nào.
Ngoài ra, nguồn tiền cho gói này từ đâu là một câu hỏi được đặt ra? Tất cả các khoản vay thương mại hiện nay đều sử dụng chính sách lãi suất thả nổi có mức chênh lệch lãi suất cho vay khoảng 3 đến 4% so với lãi suất huy động. Điều đó nhằm bảo đảm sự lợi nhuận và an toàn cho các ngân hàng. Gói 50.000 tỷ ở trên có lãi suất chỉ 7%, nghĩa là tương đương với mức lãi suất huy động dài hạn hiện tại. Như vậy, ai sẽ “bù lỗ” cho các ngân hàng. Phải chăng một lần nữa NHNN lại tự đứng ra tái cấp vốn với lãi suất thấp mà thực tế là in tiền để tung vào thị trường BĐS? Tức là để hỗ trợ cho thị trường BĐS, người dân phải chịu thuế lạm phát.
Được biết, cách đây 1 năm, Tập đoàn Thiên Thanh và Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) phối hợp triển khai gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho thị trường BĐS và ngành xây dựng thông qua mô hình liên kết “4 nhà”. Gói này nhanh chóng “gây sốt” trên thị trường BĐS và đã được không ít quan chức ủng hộ. Nhưng nó nhanh chóng “chết yểu” bởi tính kém khả thi. Thậm chí, một số lãnh đạo của VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh cuối năm 2014 còn bị khởi tố. Gần đây, VNCB còn bị NHNN mua lại với giá 0 đồng khi mất hoàn toàn khả năng hồi phục.
Ngoài ra, nguồn tiền cho gói này từ đâu là một câu hỏi được đặt ra? Tất cả các khoản vay thương mại hiện nay đều sử dụng chính sách lãi suất thả nổi có mức chênh lệch lãi suất cho vay khoảng 3 đến 4% so với lãi suất huy động. Điều đó nhằm bảo đảm sự lợi nhuận và an toàn cho các ngân hàng. Gói 50.000 tỷ ở trên có lãi suất chỉ 7%, nghĩa là tương đương với mức lãi suất huy động dài hạn hiện tại. Như vậy, ai sẽ “bù lỗ” cho các ngân hàng. Phải chăng một lần nữa NHNN lại tự đứng ra tái cấp vốn với lãi suất thấp mà thực tế là in tiền để tung vào thị trường BĐS? Tức là để hỗ trợ cho thị trường BĐS, người dân phải chịu thuế lạm phát.
Được biết, cách đây 1 năm, Tập đoàn Thiên Thanh và Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) phối hợp triển khai gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho thị trường BĐS và ngành xây dựng thông qua mô hình liên kết “4 nhà”. Gói này nhanh chóng “gây sốt” trên thị trường BĐS và đã được không ít quan chức ủng hộ. Nhưng nó nhanh chóng “chết yểu” bởi tính kém khả thi. Thậm chí, một số lãnh đạo của VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh cuối năm 2014 còn bị khởi tố. Gần đây, VNCB còn bị NHNN mua lại với giá 0 đồng khi mất hoàn toàn khả năng hồi phục.